Dán răng sứ Veneer

Dán sứ Veneer là một kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ giúp bạn có được hàm răng trắng sáng, rạng rỡ. Hiện nay, phương pháp này được nhiều người lựa chọn nhờ vào những ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng phù hợp để có thể thực hiện dán sứ Veneer. Vậy nên, bạn hãy tham khảo ngay phân tích ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật dán răng sứ Veneer. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc hoang mang là lâm tưởng về dán sứ Veneer, đồng thời có được quyết định phù hợp khi lựa chọn kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa này.

Kỹ thuật dán sứ Veneer là gì?

Dán sứ Veneer là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa sử dụng miếng dán Veneer có độ dày từ 0,3 – 0,5mm dán lên bề mặt răng. Qua đó giúp khắc phục được những khuyết điểm trên răng. Nếu như bọc răng cứ cần phải thực hiện mài cùng thì kỹ thuật dán sứ Veneer chỉ cần mài một lớp mỏng và không gây cộm cho răng.

Dán sứ Veneer là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa đang được ưa chuộng hiện nay
Dán sứ Veneer là kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa đang được ưa chuộng hiện nay

Nhờ vào đặc tính mỏng của miếng dán Veneer mà màu răng được thể hiện một cách hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, khả năng cảm nhận đồ ăn, nhiệt độ của răng dán sứ Veneer cũng nhạy bén y như răng thật. Thế nhưng, không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện được kỹ thuật dán sứ Veneer này.

Ai có thể thực hiện kỹ thuật dán sứ Veneer?

Những khách hàng thuộc trường hợp dưới đây có thể thực hiện dán sứ Veneer:

  • Răng mòn
  • Chân răng ngắn
  • Răng bị sứt mẻ, chấn thương
  • Răng thưa, có kẽ hở
  • Răng lệch, phát triển không đồng đều
  • Răng bị ố vàng, đổi màu do dùng thuốc lá và cà phê
  • Người đã từng thực hiện tẩy trắng răng nhưng không có hiệu quả

Dán sứ Veneer chống chỉ định đối với khách hàng thuộc những trường hợp sau:

  • Người bị viêm nha chu
  • Răng bị mọc lệch
  • Răng sai khớp cắn
  • Răng bị sâu
  • Người từng chữa tủy

Ưu điểm của dán sứ Veneer

Sở dĩ kỹ thuật dán răng sứ Veneer được nhiều người lựa chọn để cải thiện tính thẩm mỹ của răng miệng là nhờ những ưu điểm nổi bật như sau:

– Không gây đau nhức: Dán sứ Veneer không gây ê buốt và đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Bởi lẽ, kỹ thuật không tác động lên men răng hay ngà răng mà mới chỉ ở một phần rất mỏng bên ngoài. Ngay cả trong khi dán răng thì nha sĩ cũng đã tiêm một lượng thuốc gây tê vừa đủ để người thực hiện có thể kiểm soát được cảm giác khó chịu trên răng miệng.

Miếng dán có nhiều loại khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn
Miếng dán có nhiều loại khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn

– Đảm bảo tính thẩm mỹ cao: Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật dán răng sứ Veneer là đảm bảo được tính thẩm mỹ rất cao. Kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa này có thể thay đổi được màu sắc, hình dáng, chiều dài của chiếc răng. Từ đó giúp răng của bạn có được một ngoại hình mới hoàn toàn, mang đến cho bạn sự tự tin, tỏa sáng với nụ cười của mình.

– Độ bền tương đối cao: Tuy không có tuổi thọ quá cao nhưng dán sứ Veneer cũng được đánh giá rất cao về độ bền. Mỗi một miếng sứ Veneer có tuổi thọ từ 7 – 10 năm. Sau đó mới phải thay mới. Đối với những trường hợp biết vệ sinh và chăm sóc kỹ càng thì càng kéo dài thêm tuổi thọ của miếng sứ.

Dán sứ Veneer có nhiều ưu diểm nổi bật nên được nhiều người ưa chuộng
Dán sứ Veneer có nhiều ưu diểm nổi bật nên được nhiều người ưa chuộng

– Không gây tác động đến răng thật: Trong suốt quá trình thực hiện cũng như sau đó, kỹ thuật dán Veneer chỉ tác động ở mặt ngoài răng, một phần rất mỏng. Nó chưa gây ảnh hưởng đến men răng và ngà răng của răng thật. Vì vậy, với một chiếc răng khỏe mạnh thì kỹ thuật dán sứ Veneer sẽ không gây ra tình trạng chết tủy, viêm tủy sau khi thực hiện.

– Đảm bảo chức năng nhai cắn ở mức tốt nhất: Những chiếc răng cho phép thực hiện kỹ thuật dán Veneer phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Chúng chỉ bị ảnh hưởng không quá 1/3 thân răng. Về cơ bản thì còn nguyên cấu trúc. Vậy nên, việc dán răng sứ Veneer sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, cắn của răng. Mọi hoạt động của răng vẫn diễn ra một cách bình thường và tốt nhất.

Dán sứ Veneer không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng nên đảm bảo an toàn
Dán sứ Veneer không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng nên đảm bảo an toàn

Nhược điểm của kỹ thuật dán sứ Veneer

Cùng với những ưu điểm nổi bật, dán sứ Veneer vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như:

– Không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện dán sứ Veneer. Đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ nghiêm trọng, răng ố vàng hoặc đang mắc bệnh lý răng miệng thì không được thực hiện dán sứ Veneer mà phải điều trị chuyên sâu hơn.

– Chi phí thực hiện dán sứ Veneer tương đối cao. Người thực hiện phải trả một khoản từ dao động từ 5 đến 10 triệu cho một ca dán sứ thành công. Mức giá này còn có thể thay đổi phụ thuộc vào loại miếng dán, địa chỉ thực hiện, tay nghề nha sĩ.

– Tuổi thọ không quá cao: Nếu so sánh dán sứ Veneer đối với hình thức bọc răng sứ thì chắc chắn tuổi thọ sẽ không cao bằng. Dán sứ Veneer có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 năm. Sau đó phải tiến hành kiểm tra, thay mới nếu vẫn muốn tiếp tục dán.

Miếng dán có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 năm
Miếng dán có tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 năm

Thực hiện dán sứ Veneer có nguy hiểm hay không?

Nhiều khách hàng trước khi thực hiện đều có chung một câu hỏi rằng, dán sứ Veneer có nguy hiểm hay không, có đau hay không, có gây biến chứng gì hay không. Thực chất, dán sứ Veneer là một kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa được đánh giá là đơn giản nhất trong số tất cả các phương pháp khác. Kỹ thuật này không can thiệp chuyên sâu, không xâm lấn vào răng miệng hay các tổ chức nha chu quá nhiều.

Dán sứ Veneer không đau nhức nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm
Dán sứ Veneer không đau nhức nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm

Thế nhưng, dán răng sứ Veneer vẫn là một hình thức thẩm mỹ răng có sử dụng máy móc và khí cụ nha khoa nên ít nhiều yêu cầu trình độ của nha sĩ phải có chuyên môn nhất định. Bởi lẽ, chỉ cần một sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện cũng sẽ để lại một số những hệ quả không tốt. Chẳng hạn như:

– Khi thực hiện mài răng: Việc mài răng quá đà sẽ gây tổn thương lớp men răng bên ngoài, thậm chí là chạm đến phần ngà răng. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi đây là lớp màng bảo vệ răng miệng trước mọi tác động gây bệnh. Như vậy, trong thời gian chờ đợi được dán sứ Veneer, lớp men răng bị ảnh hưởng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

– Trong quá trình thực hiện dán sứ Veneer, nếu không cẩn thận có thể tác động đến khớp cắn. Một thay đổi nhỏ cũng khiến khớp cắn bị ảnh hưởng, để lại nhiều hệ quả khác.

– Người thực hiện dán sứ Veneer nếu không có kinh nghiệm sẽ rất dễ để các khí cụ nha khoa làm tổn thương các tổ chức nha chu ở xung quanh chân răng. Đặc biệt, khi dán, việc lắp miếng dán răng sứ Veneer không khít, tạo một khoảng hở dù là nhỏ nhất cũng tạo điều kiện để vi khuẩn len lỏi vào răng. Càng về sau, chính vị trí dán sứ sẽ trở thành ổ viêm nhiễm làm đổi màu miếng dán sứ, gây bệnh răng miệng ở đây.

Bạn nên chọn địa chỉ uy tín và nha sĩ có chuyên môn để thực hiện dán sứ Veneer
Bạn nên chọn địa chỉ uy tín và nha sĩ có chuyên môn để thực hiện dán sứ Veneer

Để phòng tránh những hệ quả không mong muốn, khách hàng cần chọn địa chỉ thực hiện uy tín, tay nghề bác sĩ nha khoa cao để đảm bảo kết quả cuối cùng. Đối với vấn đề thực hiện dán có gây đau đớn hay không thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm là không có cảm giác đau hay khó chịu nào cả. Những trường hợp bản chất răng ê buốt cũng sẽ được tiêm thuốc gây tê vừa đủ. Sau đó, bạn cũng hoàn toàn cảm thấy bình thường.

Quy trình thực hiện kỹ thuật dán sứ Veneer

Quy trình thực hiện dán sứ Veneer sẽ phải trải qua một số bước để đảm bảo đúng khoa học, mang lại hiệu quả cuối cùng là tốt nhất. Các bước thực hiện bao gồm:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Trước khi thực hiện dán sứ Veneer thì khách hàng cần được thăm khám tổng quát trước. Sau khi khám, bác sĩ nha khoa sẽ quyết định xem có thể áp dụng kỹ thuật dán sứ Veneer hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm tra cũng sẽ sớm phát hiện tình trạng răng miệng mà bạn đang gặp phải để sớm có hướng điều trị tốt nhất, phòng tránh những hậu quả không đáng có.

Bước 2: Lấy mẫu hàm và gắn bọc răng tạm

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài một lớp răng ở bên ngoài mỏng chỉ từ 0,3 – 0,6mm. Sau đó, dùng máy quét scan để lấy dấu hàm và thiết kế từng miếng dán sứ Veneer theo cấu trúc răng. Bạn sẽ phải đợi vài ngày để phía nhà sản xuất thiết kế miếng dán sao cho phù hợp. Trong thời gian chờ đợi, bác sĩ nha khoa sẽ gắn tạm một bọc răng ở bên ngoài để thức ăn hằng ngày không gây ảnh hưởng đến chiếc răng thật.

Bước 3: Thực hiện dán sứ Veneer

Khi miếng dán sứ Veneer được thiết kế xong, nha sĩ sẽ liên hệ để bạn quay trở lại phòng khám và thực hiện dán sứ Veneer lên răng. Thời gian thực hiện rất nhanh, quá trình không gây đau đớn hay khó chịu. Sau khi hoàn tất thì nha sĩ sẽ trao đổi một chút với bạn về cách chăm sóc tại nhà và tái khám định kỳ.

Lưu ý sau khi dán sứ Veneer để tăng tuổi thọ miếng dán

– Xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hạn chế hoặc tốt nhất không dùng thực phẩm không lành mạnh như: đồ ăn nhanh, nước uống có gas, nước ngọt màu đóng chai, rượu bia…

– Tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng để bảo vệ răng chắc khỏe đồng thời nâng cao sức khỏe

– Không hút thuốc lá vì sẽ làm răng xỉn màu, làm đổi màu miếng dán sứ Veneer, làm răng bị ố vàng, gây hại cho hệ hô hấp

– Hạn chế cắn, nhai hay tác động mạnh đến vị trí chiếc răng được dán sứ Veneer

Bạn phải có chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh răng miệng kỹ càng
Bạn phải có chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh răng miệng kỹ càng

Mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định nhưng dán sứ Veneer vẫn được nhiều nha sĩ và giới chuyên môn, khách hàng đánh giá cao về chất lượng lẫn hiệu quả cuối cùng. Nhìn chung, kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa này vẫn là một phương pháp hoàn hảo để bạn thay đổi diện mạo hàm răng của mình mà không gây tác động nhiều đến cấu trúc ban đầu. Dán sứ Veneer cũng phù hợp với nhiều khách hàng mong muốn cải thiện vẻ đẹp răng miệng một cách đơn giản. Để được tư vấn kỹ càng hơn hoặc có nhu cầu dán sứ Veneer, bạn hãy đến Nha Khoa An Tâm – một trong những chuyên gia thẩm mỹ nha khoa uy tín ngay từ hôm nay./.