Dán sứ Veneer hay dán răng sứ veneer được biết đến là phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại trong nha khoa bảo tồn. Bất cứ ai cũng mong muốn có được nụ cười đẹp, tự nhiên và tỏa sáng. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề thẩm mỹ răng còn có không ít thông tin thiếu cơ sở vẫn được truyền tai nhau. Điều đó đã dẫn đến khách hoang mang, lo lắng. Trong đó, những lầm tưởng về phương pháp dán sứ veneer thường gặp nhất gồm có:
-
Lầm tưởng dán sứ veneer có thể thay thế bọc răng sứ
Thực tế, dán sứ veneer chỉ được nha sĩ chỉ định thay thế bọc răng sứ trong một số trường hợp nhất định và ngược lại. Hiện nay, nhiều người lựa chọn dán sứ veneer do ưu điểm bảo tồn răng gốc, mài rất ít bề mặt răng hoặc thậm chí không mài. Nguyên tắc thực hiện dán sứ veneer là dán miếng sứ veneer lên bề mặt răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện phương pháp này.

Trường hợp dán sứ veneer tối ưu hơn bọc sứ
- Răng bị mẻ không quá lớn
- Răng đều đặn nhưng bị ố vàng
- Muốn chỉnh lại dáng răng và màu sắc trắng hơn
- Răng thưa với kẻ hở giữa răng không quá 2mm
- Cần chỉnh sửa một số răng trên cung hàm: răng nhỏ, muốn làm răng thỏ…
Trường hợp bọc sứ tối ưu hơn dán sứ veneer
- Răng bị mất men, thiếu sản men, bề mặt răng bị rỗ
- Răng nhiễm kháng sinh màu nặng
- Răng từng phủ sứ nano, phủ composite lâu năm và nhiều lần
- Răng thưa kẽ lớn nhưng không muốn can thiệp chỉnh nha
- Răng bị vỡ từ 2/3 thân răng làm mất diệ tích tiếp xúc để dán sứ

Bạn cần phải hiểu rõ rằng, dán sứ veneer và bọc răng sứ là 2 giải pháp có quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau trong thẩm mỹ nha khoa. Hai phương pháp này phát triển song hành và hỗ trợ nha sĩ trong quá trình điều trị. Tùy vào từng trường hợp cụ thể và mong muốn của khách hàng mà nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và giải pháp tối ưu nhất.
-
Lầm tưởng mặt trong miếng dán sứ veneer gây giắt thức ăn
Khi thực hiện dán sứ veneer đúng kỹ thuật, dán răng sứ giữ nguyên 100% mặt trong răng gốc. Do đó, chúng không gây giắt, đọng thức ăn. Các trường hợp làm sai kỹ thuật hoặc tên gọi bọc sứ ¾ dẫn đến giắt thức ăn là khái niệm không tồn tại trong nha khoa. Đó cũng là khái niệm không tồn tại trong bất cứ giáo trình răng hàm mặt nào.

Trên nhiều diễn đàn về răng, có không ít khách hàng sau khi dán sứ veneer phàn nàn vì thức ăn giắt vào gầm sứ gây hôi miệng. Trên thực tế, khi chụp ảnh mặt trong thì cho thấy rằng đó không phải là dán sứ veneer chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, phần tiếp giáp giữa miếng sứ và răng gốc được xử lý kém tinh tế, thô sơ. Chính điều đó đã tạo khoảng trống để thức ăn đọng lại.
-
Lầm tưởng miếng dán veneer dễ bong, dễ vỡ
Với độ mỏng chỉ từ 0,2 – 0,5mm, nhiều khách hàng cho rằng miếng dán sứ veneer có độ bền kém, dẽ bị bong vỡ. Tuy nhiên, sự thật miếng dán răng sứ được sản xuất từ sứ thủy tinh có đọ cứng, chịu lực gấp 3 lần so với răng thật tự nhiên.

Để có thể được ứng dụng rộng rãi như hiện nay, chất gắn veneer đã trải qua quá trình phát triển nhất định. Theo đó, chất gắn veneer hiện tại có độ tương thích cao với môi trường miệng, đảm bảo miếng dán gắn chặt trên răng. Do đó, bạn không cần lo lắng miếng dán bị bong, bật, vỡ. Miếng dán veneer có độ bền từ 10 – 15 năm thậm chí là 20 năm.
-
Dán sứ veneer dễ xảy ra tình trạng hôi miệng
Nhiều người cho rằng việc dán sứ veneer có thể dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trùng hợp lại có nhiều khách hàng sau khi dán răng sứ Veneer lại gặp phải vấn đề này và đổ lỗi cho chất liệu sứ. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai, phương pháp dán răng sứ veneer hoàn toàn không gây hôi miệng.
Lý do bệnh nhân bị hôi miệng sau khi dán sứ có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
– Phần cầu răng không được thực hiện đúng kỹ thuật, nên các mão răng không khít sát với răng thật. Dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc vệ sinh, và lâu dần sẽ sinh ra vi khuẩn và hiện tượng hôi miệng xuất hiện.
– Một số người trước khi dán sứ veneer đã từng mắc phải một số bệnh lý như sâu răng, vôi răng, khô miệng,… trước đó. Nếu không được điều trị một cách dứt điểm thì sau khi dán răng sứ veneer tình trạng hôi miệng vẫn diễn ra như bình thường. Hoặc thậm chí có trường hợp sẽ bị nặng hơn gây ra viêm, nhiễm và đau nhức.

– Các bệnh nhân mắc phải một số bệnh như tiểu đường, viêm xoang, dạ dày,… cũng có thể dễ dàng mắc bệnh lý hôi miệng.
– Sử dụng răng sứ được làm bằng chất liệu kim loại. Sau một thời gian sử dụng răng sứ kim loại sẽ dần bị oxy hóa. Và hậu quả của việc này đó là dẫn đến gây kích ứng cho răng thật và nướu, nhanh chóng tạo ra mùi hôi khó chịu cho răng miệng.
– Miếng dán sứ veneer bị hở, không chắc chắn gây giắt, đọng thức ăn còn thừa lại. Lâu ngày không vệ sĩnh kỹ sẽ tạo thành mảng bám và hình thành vi khuẩn gây ra hôi miệng.
– Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là lý do bạn mắc bệnh lý hôi miệng. Nguyên nhân chính là do các thức ăn thừa còn sót lại sẽ được giữ lại trên răng. Nếu không được lấy ra sạch sẽ chúng sẽ nhanh chóng gây ố vàng và xuất hiện mùi hôi.
-
Lời khuyên dành cho người có ý định dán sứ veneer
Đã có nhiều người phải đối mặt với những nguy hiểm khi dán sứ venee giá rẻ và thiếu kỹ thuật. Vì vậy, bạn cần lưu ý kỹ rằng phải tìm đến các cơ sở uy tín để thực hiện và tuyệt đối không ham rẻ.

Đối với những miếng dán sứ veneer không đảm bảo ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Vật liệu trôi nổi có thể gây ra tổn thương cho nướu. Bên cạnh đó, chất liệu keo dán cũng là một điều quan trọng. Nguồn gốc sứ chất lượng kém cộng với bác sĩ nha khoa có chuyên ngành chưa tốt, thao tác chưa đạt chuẩn là một phần nguyên nhân khiến cho miếng dán dễ bị bong, rơi, giảm hiệu quả thẩm mỹ. Từ đó khiến khách hàng phải đối mặt với nhiều biến chứng khó lường.
Được biết, chi phí dán sứ veneer tham khảo trung bình từ 6 – 9 triệu đồng. Trong đó, dòng veneer Emax Press của Đức là phổ biến nhất. Loại cao cấp nhất là Celtra Press thương hiệu Đức với giá tham khảo từ 12 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện còn khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật thực hiện, vật liệu đảm bảo cũng như tay nghề của bác sĩ nha khoa. Sở hữu đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên sâu, phương pháp điều trị chuẩn xác, Nha Khoa An Tâm là một điểm đến uy tín khi bạn có nhu cần dán răng sứ veneer.