Với các trường hợp mất răng, sâu răng hay răng sứt mẻ, răng thưa,… thì phương pháp bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu. Mặc dù phương pháp này đã có từ rất lâu nhưng nhiều người vẫn còn nhiều lo ngại và nhiều thắc mắc. Để bạn an tâm hơn trong quá trình bọc răng sứ, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những thắc mắc thường gặp trong phương pháp bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là thủ thuật thay đổi diện mạo cho hàm răng của bạn trong đều đặn và trắng sáng hơn
Bọc răng sứ là thủ thuật thay đổi diện mạo cho hàm răng của bạn trong đều đặn và trắng sáng hơn

Bọc răng sứ giải pháp phục hình răng được áp dụng rộng rãi và nhiều người ưu tiên chọn lựa. Đây được xem là thủ thuật thay đổi diện mạo cho hàm răng, giúp răng của bạn trông đều đặn và trắng sáng hơn. Vậy bọc răng sứ có cần lấy tuỷ không? Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc như thế nào? Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây nhé.

Có cần lấy tủy răng khi bọc răng sứ?

Với một số trường hợp bọc răng sứ không đúng kĩ thuật, hoặc điều trị lấy tủy răng không sạch, sẽ khiến tủy viêm gây nhiễm trùng về sau. Lâu dần bạn sẽ chịu những cơn đau dai dẳng, hoặc sưng nướu chảy mủ.

Bọc răng sứ có cần lấy tuỷ răng không là vấn đề được nhiều người thắc mắc
Bọc răng sứ có cần lấy tuỷ răng không là vấn đề được nhiều người thắc mắc

Ở một số nha khoa khi bọc răng sứ sẽ lấy tủy giá rẻ (thậm chí miễn phí), thường để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của răng và mô quanh răng. Các triệu chứng thường thấy là ê đau dai dẳng, thậm chí sưng đỏ nướu và chảy mủ. Chính vì thế, khi lựa chọn bọc răng sứ bạn nên tìm hiểu kỹ về nha khoa đó, nên chọn những nha khoa uy tín.

Trước khi bọc răng sứ thì không nhất thiết phải lấy tủy, tức là có thể gìn giữ sự lành mạnh của tủy răng. Một số trường hợp dưới đây bạn không cần lấy tủy răng (lấy chỉ máu) khi bọc răng sứ đó là:

– Khi răng bạn gãy mẻ vỡ do các chấn thương gây ra, hoặc bị phá hủy do sâu răng; nhưng những tổn thương này chưa ảnh hưởng đến tủy và không gây ê đau nhiều. Khi đó, bác sĩ sẽ trám lại cho bạn mà không phải lấy tủy.

– Với những người bọc răng sứ trong các trường hợp như: muốn cải thiện màu răng xấu, không đáp ứng với thuốc tẩy trắng nha khoa; hoặc mất răng và muốn làm cầu răng sứ,… Trong những trường hợp này răng cần mài bọc răng sứ nếu đang lành mạnh và có hình dạng vị trí bình thường; thì nguy cơ lấy tuỷ răng là rất thấp nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật.

Các trường hợp bọc răng sứ cần lấy tủy răng là:

– Mô tủy của răng có dấu hiệu viêm nhiễm, ê đau nhiều không giảm do sâu răng/ tai nạn và được bác sĩ chẩn đoán chỉ định cần lấy tuỷ răng.

– Răng ở những vị trí lệch lạc mà khi điều chỉnh mài nhỏ răng để đưa về hình dáng hài hòa với các răng còn lại, thì cần mài nhỏ răng nhiều ảnh hưởng tuỷ răng. Để giảm nguy cơ đau ê và nhiễm trùng thì quá trình lấy tủy sẽ được tiến hành với sự đồng ý của bệnh nhân trước khi bọc răng sứ.

Người có răng mọc sai lệch khỏi vị trí cần phải lấy tuỷ để qúa trình bọc răng sứ không ảnh hưởng đến nguy cơ đau nhức và nhiễm trùng
Người có răng mọc sai lệch khỏi vị trí cần phải lấy tuỷ để qúa trình bọc răng sứ không ảnh hưởng đến nguy cơ đau nhức và nhiễm trùng

Những vấn đề nào sau khi bọc răng sứ cần phải tái khám ngay?

Sau khi mới bọc răng sứ về thường bạn sẽ có một vài điều khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên nếu là 1 số khó chịu sau đây thì bạn cần đến nha khoa tái khám ngay lập tức:

Răng ê buốt: ê buốt răng nhẹ là triệu chứng bình thường sau khi gắn răng sứ bằng keo vĩnh viễn. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ, nhưng nếu bạn đau dai dẳng và kéo dài thì nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Đau nhức răng/ áp xe răng: sau khi bọc răng sứ, các triệu chứng này nếu có thì thường diễn tiến muộn hơn và tăng dần cho đến khi quá nặng và bạn cần gặp lại bác sĩ.

Với các trường hợp đau nhức răng và chảy máu sau khi bọc răng sứ bạn cần đến nha khoa tái khám ngayVới các trường hợp đau nhức răng và chảy máu sau khi bọc răng sứ bạn cần đến nha khoa tái khám ngay
Với các trường hợp đau nhức răng và chảy máu sau khi bọc răng sứ bạn cần đến nha khoa tái khám ngay

Cộm khớp – cao khớp/ ăn nhai khó khăn: nếu triệu chứng này không giảm sau 1 đến 2 ngày thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Những phương pháp nào thay thế bọc răng sứ?

Có những trường hợp bọc răng sứ là lựa chọn duy nhất, nhưng có những trường hợp có thể thay thế răng bọc sứ. Bởi những phục hồi khác, giúp tiết kiệm được mô răng, ít xâm lấn, và giảm ảnh hưởng xấu đến tủy răng, như: veneer, inlay, onlay, overlay, endo-crown, occlusal veneer…

Bọc răng sứ: răng sứ có chiều dày từ 1,5-2 mm, tương ứng với mô cứng của các mặt răng sẽ bị mài bớt khoảng 1-2 mm, đến gần đường viền nướu .

Vậy so với bọc răng sứ, thì veneer và inlay, onlay có ưu điểm gì nổi bật hơn?

  • Veneer sứ

Veneer sứ là một lớp sứ mỏng, chiều dày của veneer sứ khoảng 0.3-1 mm, tương ứng phần mô cứng của răng được mài 0,3 – 0.7 mm. Veneer sứ được dán vào mặt ngoài của răng, để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng.

Veneer cũng là một lựa chọn khác nếu bạn không muốn bọc răng sứ ngay sau khi nhổ răng
Veneer cũng là một lựa chọn khác nếu bạn không muốn bọc răng sứ ngay sau khi nhổ răng

Veneer là phương pháp ít xâm lấn hơn bọc răng sứ. Nhưng chỉ định của veneer hạn chế hơn so với bọc răng sứ, nên bạn cần được đánh giá và tư vấn kĩ, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

  • Inlay, onlay sứ

Inlay, onlay sứ là phần phục hồi bằng sứ, dán lên bề mặt răng, sau khi đã loại bỏ đi mô răng hư tổn, mà không cần phải mài hết tất cả các mặt của răng đến gần đường viền nướu, như đối với bọc răng sứ. Với inlay hoặc onlay, nha sĩ chỉ mài sửa soạn những mô sâu, hay mô răng lởm chởm nơi gãy vỡ, để tạo nên mặt phẳng thuận lợi, để dán inlay hoặc onlay lên trên răng.

Các vấn đề về răng sứ, hay các vật liệu thay thế sứ rất đa dạng. Để có được phục hồi chất lượng cho răng hư tổn, khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng là điều quan trọng.

Inlay, onlay sứ là phần phục hồi bằng sứ, dán lên bề mặt răng, sau khi đã loại bỏ đi mô răng hư tổn
Inlay, onlay sứ là phần phục hồi bằng sứ, dán lên bề mặt răng, sau khi đã loại bỏ đi mô răng hư tổn

Để đưa ra quyết định, bạn nên chọn các nha khoa uy tín, chất lượng, đầy đủ các phương tiện hiện đại để kiểm tra, đánh giá và tư vấn kỹ càng.

Sau khi bọc răng sứ cần chăm sóc và bảo vệ răng như thế nào?

Để có hàm răng khoẻ mạnh và trắng sáng lâu dài thì bạn nên làm theo những hướng dẫn sau đây từ bác sĩ sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thật tốt với chải răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa
  • Định kỳ thăm khám với bác sĩ nha khoa tổng quát và cạo vôi răng 6 tháng/lần
  • Không nhai thức ăn quá cứng và không dùng răng sứ cắn vật khác (móng tay, hạt dưa, khui bia,..)
  • Sử dụng máng nhai hay máng bảo vệ ban đêm khi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng
  • Chụp phim kiểm tra định kỳ răng sứ và thay thế hoặc sửa chữa sớm nếu có vấn đề

Trên đây là những thắc mắc thường gặp trong phương pháp bọc răng sứ, mong răng qua những thông tin chia sẻ trên bạn tự tin trong ca làm răng sắp tới. Ngoài ra, một điều bạn cần phải lưu ý nữa đó là hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có hậu mãi và chăm sóc về sau. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro không mong muốn. Đặc biệt, để có hàm răng thẩm mỹ, thì sau khi bọc răng sứ bạn hãy nhớ thực hiện theo những lời dặn của bác sĩ, đồng thời tạo thói quen khám răng định kỳ để có thể kịp thời can thiệp khi cần thiết./.